Dịch vụ xông hơi – khử trùng
NỘI DUNG
1. Thuốc khử trùng xông hơi
Thuốc khử trùng xông hơi là loại hoá chất có khả năng bốc hơi hoặc thăng hoa dùng để diệt trừ toàn bộ các sinh vật, côn trùng ở mọi giai đoạn sinh trưởng trong không gian kín.
1.1. Yêu cầu khi khử trùng xông hơi
- Hàng hoá phải được bịt kín hoàn toàn;
- Lượng thuốc sử dụng phải chính xác cho từng loại hàng hoá;
- Thuốc phải được phân tán đều trong lô hàng;
- Thời gian xử lý (thời gian ủ thuốc) phải đầy đủ.
+Ưu điểm của xông hơi khử trùng:
- Có thể xử lý ở nhiều điều kiện khác nhau (kho, container, tàu xe, ngoài trời…);
- Diệt trừ được triệt để các đối tượng sinh vật gây hại;
- Thực hiện với thời gian ngắn;
- Chi phí thấp.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc điều chỉnh lượng thuốc xông hơi
a/ Thời gian ủ thuốc
Trong đó:
- c: nồng độ thuốc sử dụng (chỉ được phép dùng trong giới hạn đã ghi)
- t: thời gian ủ thuốc (chỉ được thay đổi trong giới hạn nhất định đã được khuyến cáo)
- n: chỉ số đọc và là giá trị đặc trưng cho mỗi loại thuốc với một pha phát dục của một loài côn trùng (n của Phospine < 1).
- k: hằng số
Qua công thức ta thấy, nếu thời gian ủ thuốc càng dài thì nồng độ sử dụng càng thấp.
Vì vậy, khi khử trùng bằng phosphine (PH3) muốn đạt hiệu quả kinh tế thì kéo dài thời gian ủ thuốc sẽ tốt hơn là tăng nồng độ thuốc, muốn vậy, đòi hỏi độ kín khít khi thực hiện xông hơi khử trùng phải cao.
b/ Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ cao làm tăng độ bay hơi, khuếch tán của thuốc làm tăng hiệu quả diệt trừ côn trùng, do thuốc xông hơi xâm nhập vào hệ thống hô hấp của côn trùng qua các lỗ thở. Mặt khác, cường độ hô hấp của côn trùng càng tăng càng dễ bị tiêu diệt. Vì vậy, ở nhiệt độ thích hợp để côn trùng hô hấp mạnh, hiệu quả diệt trừ sẽ cao.
Ở nhiệt độ thấp hơn côn trùng hoạt động giảm, hô hấp yếu hơn thì đòi hỏi liều lượng thuốc cao hơn hoặc thời gian ủ thuốc phải dài hơn.
c/ Ảnh hưởng của độ ẩm
- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí với côn trùng là không đáng kể, nhưng khi sử dụng Phosphine có độ ẩm không khí cao sẽ làm tăng khả năng phân huỷ của hợp chất Phosphua kim loại.
- Độ ẩm của hàng hoá (thuỷ phần hạt) có ảnh hưởng tới khả năng thẩm thấu cuả khí độc. Với thuốc có khả năng hoà tan trong nước cao, nếu hàng hoá có độ ẩm cao thì khả năng thẩm thấu hơi độc vào hàng hóa sẽ lớn. Với phosphine, độ ẩm hàng hóa cao còn gây dễ cháy.
d/ Ảnh hưởng tính mẫn cảm của côn trùng
Mỗi loại hoá chất có độc tính khác nhau với mỗi loài côn trùng và với từng giai đoạn sinh trưởng. Côn trùng ở trạng thái ngủ nghỉ hoặc tiềm sinh tính chống chịu thuốc cao.
Một số côn trùng có tính kháng thuốc (do có khả năng giải độc, tích luỹ chất độc, quá trình trao đổi chậm, phản ứng bảo vệ,…).
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố nồng độ thuốc xông hơi
Sự phân bố nồng độ thuốc trong không gian khử trùng phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau:
- Đối lưu không khí trong khối hạt: Do nhiệt độ trong khối hạt phân bố không đều và tính truyền nhiệt của khối hạt chậm, nên nhiệt độ bên trong khối hạt thường cao hơn bên ngoài. Không khí ở nơi nhiệt độ thấp dịch chuyển tới nơi có nhiệt độ cao tạo ra sự đối lưu.
- Sự đảo khí: Trong quá trình khử trùng, để nồng độ thuốc phân bố đều trong không gian khử trùng người ta dùng quạt đảo khí, hệ thống thông gió.- Khuyếch tán: Các phân tử thuốc xông hơi có khả năng di chuyển trong không gian khử trùng từ nơi có nồng độ cao xuống nơi có nồng độ thấp, sau một thời gian nhất định thì nồng độ thuốc được đồng đều.
1.4. Dư lượng của thuốc
- Thuốc còn tồn chưa phân huỷ hết;
- Các sản phẩm tạo ra do phản ứng giữa thuốc với hàng hoá.
- Dư lượng thuốc sẽ có nhiều trong hàng hoá khi:
- Thuốc xông hơi có điểm sôi cao, tính hoà tan trong nước cao;
- Hàng hoá có hàm lượng chất béo cao, thuỷ phần cao, bề mặt tiếp xúc lớn;
- Liều lượng sử dụng thuốc cao, thời gian ủ thuốc lâu
1.5. Thuốc khử trùng xông hơi Phosphine
a/ Những trường hợp được và không được sử dụng
Được sử dụngphosphine
|
Không được sử dụng phosphine
|
– Diệt các loại côn trùng hại kho;
– Hàng hoá không sử dụng đến trong vòng 7 ngày kể từ ngày kết thúc xông hơi khử trùng; – Hàng hoá có hàm lượng chất béo cao (lạc, vừng…), và hạt giống. |
– Với côn trùng đã kháng phosphine;
– Hàng hóa cần sử dụng trong vòng 7 ngày kể từ ngày kết thúc xông hơi khử trùng; – Khi nhiệt độ môi trường < 150C; – Với các sản phẩm tươi sống. |
b/ Đặc tính lý hoá của phosphine
Khí phosphine (PH3) được sinh ra từ các hợp chất phosphua kim loại tác dụng với nước.
Phản ứng như sau:
AlP + 3H2O = Al(OH)3 + 2PH3
Mg3P2 + 6H2O = 3Mg(OH)2 + 2PH3
– Thuốc có dạng viên (tròn, dẹt), túi hoặc dải. Là chất khử không màu, không mùi (nếu tinh khiết), dạng thương phẩm có mùi đất đèn, mùi tỏi để báo hiệu.
– Khả năng phóng thích Phosphine từ dạng thành phẩm tương đối chậm (ở 250C trong 24 – 36 giờ, phóng thích được 80%).
– Nặng hơn không khí (tỷ trọng = 1,2) nên khả năng phát tán và xâm nhập cao.
– Khả năng hoà tan trong nước ở 250C là: 0,26 ml/100 g.
– Là chất khử mạnh nên dễ phản ứng với ô xy tạo thành chất ít độc.
– Rất ít hấp thụ vào hàng hoá và dễ loại bỏ khi thông gió.
– Ăn mòn đồng và các hợp chất chứa đồng, biểu hiện là bề mặt kim loại bị xám kèm theo sự hình thành axit. Phản ứng xảy ra nhanh khi độ ẩm không khí cao, khi trong không khí có muối (ở gần biển).
c/ Độc tính của phosphine
– Rất độc với người, nồng độ giới hạn trong không khí 0,3 ppm trong 8 giờ liên tục;
– Ở liều lượng bình thường không ảnh hưởng tới độ nảy mầm của hạt giống (khi thuỷ phần an toàn < 13%).
d/ Liều lượng và cách sử dụng
Trong không khí có 0,002 – 0,004 mg/lít đã nhận thấy mùi, với nồng độ 0,01 mg/lít rất nguy hiểm đối với người. Khi hàm lượng đạt tới 0,14 mg/lít hô hấp sẽ rất khó khăn, mất cảm giác, các chất béo trong cơ thể sẽ biến tính và có thể dẫn tới chết. Nồng độ PH3 giới hạn cho phép trong không khí là 0,0003 mg/lít. Đối với nông sản không cho phép còn dư lượng.
Thời gian gây nguy hiểm |
Nồng độ PH3 trong không khí |
Tiếp xúc liên tục 16 – 30h |
1/100.000 |
Tiếp xúc liên tục 8,30 – 10h |
2,5/100.000 |
Tiếp xúc liên tục 2,3 – 3,3h |
1/10.000 |
– Trước khi dùng thuốc phải kiểm tra tình trạng hàng hoá, loại và mật độ sâu hại, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm trong kho, ngoài trời và cách xắp xếp hàng hoá.
Đối với hàng hoá đóng bao, có thể xếp cao tới 3 m. Đối với hạt đổ rời thì phải san phẳng, nếu cao quá 1 m thì cứ 5 – 10 m2 nên có một ống thông có lỗ đục xung quanh cắm sâu vào khối hạt (ống thông sẽ là điểm đặt thuốc).
– Sau đó dán kín kho, hoặc có thể dùng bạt cao su, bạt P.V.C hoặc dùng 2- 3 lớp bạt vải phủ kín đống hàng (khối hạt). Nếu có các thiết bị bằng đồng thì phải bôi một lớp mỡ bảo vệ.
– Cách đặt thuốc: nếu nông sản đổ rời thì thuốc đặt ở lớp trên mặt và ở lớp cách mặt 50 – 70 cm (qua ống thông). Nếu nông sản đóng bao thì gói thuốc vào giấy có châm lỗ thủng rồi thả vào khe giữa các bao.
– Tuỳ thuộc vào loại hàng hoá, loại dịch hại mà liều lượng khuyến cáo khác nhau. Liều lượng tham khảo như sau: Nếu nhiệt độ > 250C, liều lượng 1,5 gam/m3 với thời gian ủ thuốc 7 ngày. Với hàng hoá có bề mặt tiếp xúc lớn thì liều lượng sẽ gấp đôi.
– Đặt thuốc vào trong kho. Sau khi đặt thuốc xong, dán kín để hơi thuốc không thoát ra ngoài.
– Đặt biển báo hiệu cấm người qua lại, dùng các loaị thuốc sát trùng phun xung quanh kho, cửa kho và những chỗ sâu mọt tập trung ngoài kho,
– Sau thời gian ủ kín, cần mở cửa kho hoặc dỡ bạt, thông gió để xả hết hơi độc. Thu gom các mảnh giấy đã đặt thuốc cùng bã thuốc còn lại để đem chôn cùng xác sâu mọt, xác chuột chết do thuốc. Thu dọn bạt, bục, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài kho.
e/ Yêu cầu về an toàn khi sử dụng thuốc xông hơi
Thuốc khử trùng xông hơi là loại thuốc cực kỳ nguy hiểm đối với sức khoẻ con người, chỉ cần một liều lượng nhỏ cũng gây độc và dẫn đến tử vong, do vậy khi sử dụng các chất khử trùng xông hơi phải chú ý những điểm sau đây:
– Không được sử dụng các chất xông hơi khi không được tập huấn và huấn luyện đầy đủ.
– Phải mặc quần áo bảo vệ thích hợp theo yêu cầu của quy trình xông hơi (mặt nạ phòng độc, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ).
– Chỉ sử dụng chất xông hơi theo đúng đối tượng, đúng nồng độ, liều lượng, và có khoảng thời gian cách ly hợp lý, tuân thủ đúng quy trình xông hơi khử trùng.
– Khi mở hộp thuốc và đặt thuốc vào trong kho, nhất thiết phải có mặt nạ phòng độc, phải mang găng tay cao su để tránh dính thuốc vào tay. Khi đặt thuốc, phải ngồi quay người xuôi chiều gió, và phải có ít nhất 3 người (2 người vào trong kho đặt thuốc, 1 người đứng ngoài cảnh giới). Khi đặt thuốc xong, phải nhanh chóng ra khỏi cửa kho.
– Không được ăn uống, hút thuốc trong khi sử dụng thuốc xông hơi.
– Chú ý đến sự thay đổi các điều kiện thời tiết như nhiệt độ môi trường, tốc độ gió, điều đó có thể dẫn đến sự phân tán khí độc theo chiều gió gây nguy hiểm cho người và gia súc ở quanh vùng xông hơi khử trùng.
– Tuân thủ chặt chẽ những quy định chung và quy định riêng cho những khí xông hơi và khí hoá lỏng nén trong các bình chịu áp lực.
– Ghi lại đầy đủ thông tin vào sổ về thời gian, hoá chất đã dùng.
– Treo biển cảnh báo, thông báo cần thiết để phòng tránh nguy hiểm theo đúng hướng dẫn. Tháo gỡ những biểu tượng, biển báo khi không cần thiết.
– Rửa thật kỹ các thiết bị, dụng cụ sau khi sử dụng.
– Rửa tay, mặt (nếu cần thì tắm) sau khi tiếp xúc với thuốc.
f/ Triệu chứng ngộ độc phophine
Triệu chứng: Ngộ độc là do hít phải khí PH3. Triệu chứng khi nhiễm độc là khó thở, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lúc nào cũng cảm thấy như có mùi tỏi, nếu trúng độc nặng có thể dẫn tới hôn mê, co giật.
Phương pháp cứu chữa: Cho hô hấp nhân tạo nếu thấy khó thở, trường hợp cần thiết cho thở ô xy. Đặt
nằm nơi thoáng mát, nới rộng quần áo cho dễ thở và cho uống nước chè, đường, hoặc cà phê.
Cho ăn các loại thức ăn nhẹ như cháo đường, cháo thịt nạc, … Trường hợp bị ngộ độc nặng, đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu. Khi đi nhớ mang theo vỏ bao hoá chất gây ngộ độc (còn nhãn, mác) và đưa cho bác sỹ.
1.6. QUY TRÌNH KHỬ TRÙNG XÔNG HƠI THEO TIÊU CHUẨN 10TCN 335-98
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng để xông hơi khử trùng các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong quy trình này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
– Khử trùng bằng phương pháp xông hơi gọi tắt là xông hơi khử trùng: là diệt trừ các sinh vật gây hại bằng hơi độc, hơi nước nóng hoặc những hơi khác
– Sinh vật hại bao gồm: Sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và những sinh vật khác có thể bị tiêu diệt bằng thuốc xông hơi khử trùng. Những sinh vật gây hại này không chỉ trên thực vật, sản phẩm thực vật mà còn có thể có trên những vật thể khác.
– Độ kín của khử trùng xông hơi: là mức độ kín khít không cho hơi độc từ phạm vi khử trùng thoát ra bên ngoài.
– Phạm vi khử trùng: là không gian kín chứa những vật thể được khử trùng.
– Chỉ số (c.t): là tích số của nồng độ hơi thuốc và thời gian ủ thuốc để tiêu diệt một loài sinh vật gây hại trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm nhất định.
– Thời gian ủ thuốc: là thời gian tính từ khi hoàn thành việc đặt thuốc vào phạm vi khử trùng đến khi bắt đầu thông thoáng.
– Liều lượng: là lượng thuốc khử trùng hoặc lượng hoạt chất hơi độc sử dụng cho 1 đơn vị trọng lượng vật thể được khử trùng hoặc đơn vị thể tích của phạm vi khử trùng. Đơn vị tính: gam hoạt chất/tấn hoặc gam hoạt chất/m3.
– Nồng độ: là lượng hơi thuốc xác định tại một thời điểm ở một vị trí nhất định trong phạm vi khử trùng. Đơn vị tính phần triệu hoặc % của thể tích.
– Dư lượng thuốc: là lượng còn lại của hoạt chất dẫn xuất từ hoạt chất hoặc những phức chất (do phản ứng của hơi thuốc với vật thể được khử trùng) ở trong không khí hoặc vật được khử trùng sau khi kết thúc khử trùng.
– Ngưỡng an toàn: là nồng độ của hơi thuốc có trong không khí cho phép con người có thể tiếp xúc hàng ngày mà không bị ảnh hưởng có hại nào.
3. Các bước khử trùng
a/ Khảo sát
Một số đặc điểm của hàng hoá được khử trùng liên quan đến kỹ thuật khử trùng: Loại hàng, số lượng, nơi sản xuất, cách đóng gói, bao bì, ký, mã hiệu, thời gian sản xuất, kích thước, phạm vi khử trùng và quy cách sắp xếp vật thể khử trùng.
Xác định nhiệt độ, ẩm độ trong phạm vi khử trùng. Xác định thành phần, mật độ sinh vật gây hại trong phạm vi khử trùng. Xác định thành phần, mật độ sinh vật ngoài phạm vi khử trùng để có biện pháp ngăn chặn sự lây lan.
Khảo sát phương tiện chứa vật thể được khử trùng để có phương án làm kín. Khảo sát hệ thống điện, thoát nước, thoát khí liên quan đến phạm vi khử trùng. Địa điểm khử trùng liên quan đến vệ sinh an toàn cho người, động vật có ích và môi trường sinh thái. Lấy mẫu đại diện của vật thể trước khi khử trùng, lập biên bản lấy mẫu.
b/ Lập phương án khử trùng
– Chọn loại thuốc khử trùng.
– Tính liều lượng sử dụng dựa vào các yếu tố dưới đây để quyết định liều lượng sử dụng hợp lý:
- Loài sinh vật gây hại.
- Loại vật thể khử trùng, chất liệu bao bì đóng gói, quy cách sắp xếp.
- Nhiệt độ, độ ẩm không khí trong phạm vi khử trùng.
- Thời gian ủ thuốc: Tuỳ thuộc chủng loại thuốc khử trùng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, và thuỷ phần của vật thể được khử trùng.
– Lập sơ đồ đặt thuốc hoặc đặt ống dẫn thuốc, lập danh sách và kỹ thuật viên khử trùng.
– Làm kín phạm vi khử trùng: tuỳ theo phương tiện chứa vật thể được khử trùng (hầm tàu, toa tàu, trên kho bãi, trong nhà kho, …) mà có các hình thức làm kín phù hợp (phủ bạt, dán giấy…) nhưng phải bảo đảm nguyên tắc bịt kín các khe, kẽ hở.
– Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động.
– Đặt thuốc hoặc bơm thuốc: cho thuốc vào phạm vi khử trùng theo sơ đồ.
Đối với thuốc thuộc nhóm phosphine: cho thuốc vào trong túi vải mỏng, khay kim loại hoặc vật thể tương tự khác, và được đặt ở nhiều vị trí để đảm bảo hơi thuốc khuyếch tán đều và tiện thu dọn bã thuốc sau khi khử trùng.
Đối với thuốc nhóm xông hơi dạng lỏng, bốc hơi chậm thì bơm thuốc với lưu lượng trung bình 1,5 kg/phút.
– Cảnh giới khử trùng: có ít nhất 2 người nắm vững kỹ thuật, có đủ phương tiện cảnh giới để xử lý các sự cố. Nhiệm vụ của kỹ thuật cảnh giới:
+ Cắm biển cảnh giới và thông báo cho mọi người xung quanh phạm vi khử trùng để tránh xa;
+ Kiểm tra sự rò rỉ của thuốc từ phạm vi khử trùng ra ngoài và có biện pháp làm kín kịp thời;
+ Xử lý kịp thời các sự cố cháy nổ, ngộ độc nếu có.
– Khi kết thúc thời gian khử trùng cần tiến hành làm thông thoáng phạm vi khử trùng bằng các thiết bị: quạt, máy hút, hệ thống thông gió của phương tiện chứa vật thể được khử trùng. Thời gian thông thoáng phụ thuộc số lượng và công suất của thiết bị thông thoáng, thể tích của phạm vi khử trùng, lượng thuốc sử dụng, sự hấp thụ của vật thể được khử trùng. Đo dư lượng hơi thuốc trong phạm vi khử trùng sau khi thông thoáng.
– Lấy mẫu đại diện của vật thể đã được khử trùng và gửi đi phân tích. Nghiệm thu kết quả khử trùng: chủ lô hàng hoặc đại diện chủ lô hàng cùng với đơn vị thực hiện khử trùng nghiệm thu kết quả.
– See more at: http://korea102.com/14/dich-vu-khu-trung-xong-hoi-khu-trung-xong-hoi-gia-re-nam-2015.html#sthash.tg6G1miJ.dpuf
“ Thông tin liên hệ chi tiết:
CÔNG TY KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG VIỆT NAM Chúng tôi chỉ hài lòng khi bạn thực sự hài lòng !
Điện thoại: 0983.828.393 - 0243.21.21.666
Email: kiemsoatcontrungvietnam@gmail.com