Hỏi -đáp các loại thuốc phun diệt muỗi và côn trùng

 Câu hỏi: Các loại thuốc phun diệt muỗi và côn trùng có gây độc hại cho người sử dụng không?
 
Trả lời:
 
– Thực ra, đã là hóa chất thuộc nhóm thuốc trừ sâu (insecticide, pesticide), có tác dụng diệt được côn trùng thì chắc chắn chúng có độc. Tuy nhiên, từ các yếu tố mức độ độc hại, phương thức gây độc, nguồn gốc,…có thể khẳng định: Các loại thuốc phun diệt côn trùng thế hệ mới là an toàn cho người sử dụng.
 
1. Về nguồn gốc:
 
– Hiện nay, các loại thuốc sử dụng phòng trừ côn trùng gây hại tại Việt Nam hầu hết được nhập khẩu. Chúng được sản xuất bởi các hãng hóa chất nổi tiếng của các nước có nền KHKT phát triển như Anh, Pháp, Bỉ, Mỹ, Đức, Italia, Nhật Bản,…Những loại hóa chất này hầu hết được chiết xuất từ thực vật. Chẳng hạn, hoạt chất permethrin (chiếm 50% trong thuốc Map Permethrin 50EC của Hockley International Ltd. – Anh quốc) thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp được chiết xuất từ hoa cây Cúc trừ sâu (Chrysanthemum cinerariaefolium Vis.) hoặc hoạt chất rotenon trong một số hóa chất khác được chiết xuất từ hạt cây Củ đậu (Pachyrhizus erosus (L.) Urb.),…Chính vì vậy, ở một mức độ nào đó, những loại hóa chất này ít gây độc cho con người.
 
2. Về cơ chế tác động:
 
– Trước hết, cần phải hiểu rằng, các loại thuốc này tác động đến côn trùng qua tiếp xúc và vị độc. Côn trùng chỉ có thể bị tiêu diệt khi chúng đậu (bò, trườn) trên bề mặt đã phun thuốc và đưa thuốc vào miệng (vòi), qua đó tác động tới đường tiêu hóa và hệ thần kinh. Như vậy, thuốc chỉ gây độc khi con người uống (nuốt) phải hoặc bôi trực tiếp trên bề mặt da. Không giống với hương (nhang) muỗi hay các bình xịt diệt tức thì, các loại thuốc này không diệt côn trùng bằng khí độc. Điều đó có nghĩa trong không gian khu vực được phun thuốc không có khí độc và không gây ảnh hưởng tới người sử dụng. Hơn nữa, các loại thuốc này chỉ có tác động đối với động vật máu lạnh (côn trùng) mà ít gây hại cho động vật máu nóng (con người, vật nuôi).
 
– Mặt khác, dư lượng thuốc tồn lưu trên bề mặt được phun là rất nhỏ. Dư lượng ấy chỉ đủ để diệt côn trùng khi côn trùng tiếp xúc trực tiếp với thuốc chứ không gây độc cho người sử dụng, ngay cả trẻ nhỏ.
 
3. Về cơ sở pháp lý:
 
– Các loại thuốc diệt côn trùng hiện đang được sử dụng đều đã qua các cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt bởi Tổ chức Y tế thế giới, các Viện nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới và đều được các cơ quan chức năng của các quốc gia cho phép sử dụng.
 
– Tại Việt Nam, người ta phân chia thành 4 nhóm độc với các biểu tượng cụ thể trên bao bì. Theo đó, hầu hết các loại thuốc diệt côn trùng đều thuộc nhóm 3 (Độc trung bình – với chữ “Nguy hiểm” màu đen trên dải xanh nước biển và biểu tượng vạch đen không liên tục trên nền trắng – độc tính LD50 đường miệng là >500 – 2.000 mg/kg ở thể rắn và >2.000 – 3.000mg/kg ở thể lỏng) hoặc nhóm 4 (Độc nhẹ – với chữ “Cẩn thận” màu đen trên dải xanh lá cây và không có biểu tượng – độc tính LD50 đường miệng là >2.000 mg/kg ở thể rắn và >3.000 mg/kg ở thể lỏng). Như vậy, đây đều là những hóa chất thuộc nhóm an toàn.

Tư vấn trực tuyến

0983 82 83 93 0243 211 50 82
Hotline: 0983 828 393
Top